Măng Nứa Rừng Khô Tây Bắc
Chọn Loại
Sợi nhỏSợi toTrọng Lượng
100gr200gr300grVựa Cao Nghệ hiện tạm ngưng hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Vựa sẽ sớm trở lại, kính mong quý khách hàng thông cảm.
Măng nứa khô Cao Nghệ Fruit là loại măng thượng hạng mà trên thị trường ít có, bởi đây là loại măng nứa rừng, một loại măng cực mềm và thơm ngon, khác hẳn hoàn toàn với măng tre hay bất cứ loại măng nào khác.
Khi khai thác, Cao Nghệ Fruit chỉ lấy phần non ở trên ngọn mà thôi (khoảng 10cm) cho nên khi ăn sẽ không phải cắt bỏ phần già, đồng thời ăn sẽ mềm và ngọt. Sau khi khai thác từ rừng về, măng được luộc kỹ rồi tách ra thành lá và phơi khô, phơi khoảng 3 nắng là thành phẩm.
Sản phẩm của Cao Nghệ Fruit làm hoàn toàn bằng thủ công, do chính đôi bàn tay của gia đình tôi trực tiếp vào rừng khai thác đến lúc thành phẩm. Đảm bảo sản phẩm được chế biến một cách cẩn thận, tỉ mĩ, sạch sẽ, không chất bảo quản hay phẩm màu.
Để làm ra được 1 kg măng khô, phải tốn 370 búp măng tươi non. Và để măng có mùi vị thơm ngon tự nhiên, có màu sắc đẹp mắt thì Cao Nghệ Fruit phải phơi phong bằng ánh nắng mặt trời, phải siêng năng lật trở để măng khô đều.
Cách chế biến măng khô
Để loại bỏ hoàn toàn các độc tố tự nhiên trong măng khô như axít xyanhydric hoặc lưu huỳnh, cần ngâm và luộc kỹ măng trước khi chế biến món ăn. Trước tiên rửa sạch măng, sau đó ngâm trong nước ấm hoặc nước vo gạo ít nhất năm – sáu giờ để măng nở mềm, tốt nhất là ngâm qua đêm. Trong lúc ngâm, nên thường xuyên thay nước để lọc vị đắng.
Sau khi măng nở mềm, vớt ra để ráo nước rồi cho vào nồi đổ nước ngập mặt để luộc chín. Luộc măng với lửa vừa và tốt nhất nước trong nồi phải đầy. Có thể luộc khoảng hai-ba lần, mỗi lần cách nhau 30 phút, đồng thời đổ bỏ nước luộc cũ, thay nước mới sau mỗi lần luộc.
Đến khi nước luộc trở nên trong và măng mềm thì vớt ra, chờ nguội và ráo nước, xé nhỏ thành sợi để chuẩn bị chế biến món ăn. Lưu ý, tuyệt đối không dùng măng đã bị mốc. Vì dù luộc, ngâm kỹ lưỡng cũng không hết độc tố.
Tác dụng của măng khô
Giá trị dinh dưỡng trong 100gr măng khô
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, măng có chứa khá nhiều thành phần dinh dưỡng. Cứ mỗi 100g măng có chứa 4,1g protid (protid chứa trong măng có tới 16 loại acid amin), 0,1g lipid, 5,7g glucid, 22mg Ca, 56mg Photpho, 0,1g Fe, 0,08mg caroten, 0,08 mg vitamin B1, 0,08mg vitamin B2, 0,6mg vitamin B3, 1,0mg vitamin C.
Công dụng của măng khô
Giúp giảm cân: Với tỷ lệ carbohydrate thấp hơn so với các thực phẩm giàu chất xơ khác, măng là thực phẩm giúp giảm cân lý tưởng.
Kiểm soát cholesterol: Măng tre làm giảm lượng cholesterol xấu nhờ chứa lượng chất béo và calo không đáng kể, nhiều chất xơ. Chất xơ giúp giảm lượng cholesterol xấu.
Tốt cho tim: Măng tre rất giàu chất xơ, giúp đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Việc đào thải cholesterol dư thừa giúp thanh lọc động mạch và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Chống ung thư: Măng tre giàu chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do và chất phytosterol tự nhiên, góp phần chống ung thư.
Tăng cường miễn dịch: Các vitamin thiết yếu như vitamin A, C, E, và B trong măng giúp tăng cường chức năng miễn dịch.
Chống viêm: Măng làm giảm đau, viêm cũng như chữa lành vết loét. Măng có thể luộc lên rồi ăn hoặc ép lấy nước và bôi trực tiếp lên vết thương để giảm viêm.
Tốt cho người ăn kiêng: Trong thời đại của lối sống ít vận động, thực phẩm giàu chất xơ mà ít ca lo như măng là sự lựa chọn hoàn hảo.
Chữa vấn đề dạ dày: Măng tre rất giàu chất xơ, giúp làm mềm phân, chữa trị táo bón.
Kháng khuẩn: Măng tre có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus. Đặc tính này khiến măng là một phương thuốc tuyệt vời cho các bệnh do vi khuẩn và virus.
Những người không nên ăn măng
Bệnh nhân bị viêm dạ dày, giãn tĩnh mạch thực quản, viêm đại tràng mãn tính. Nhóm người này ăn quá nhiều măng dễ bị tiêu chảy, ảnh hưởng bất lợi tới hệ tiêu hóa. Vì măng rất giàu chất xơ thô, khó tiêu hóa, vì vậy nhóm người này không nên ăn măng.
Những người bị xơ gan không nên ăn măng. Rất nhiều chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra rằng những người bị xơ gan nếu ăn nhiều măng một thời gian ngắn, sẽ gây chảy máu cấp ở đường tiêu hóa. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng.
Người bị sỏi thận, sỏi bàng quang không nên ăn măng. Chất oxalat trong măng dễ dàng kết hợp với canxi trong các loại thực phẩm khác để tạo thành canxi oxalate, rất khó hòa tan. Do đó nó có nguy cơ làm tăng kích thước sỏi, khiến việc điều trị sỏi thận trở nên khó khăn hơn.
Trẻ nhỏ không nên ăn măng. Vì hàm lượng axit oxalic có trong măng làm ngăn cản quá trình hấp thu canxi của trẻ, khiến trẻ có nguy cơ mắc các chứng như còi xương, khiến trẻ chậm phát triển nhất là về chiều cao.
Những người hay đau nhức, không nên ăn măng quá nhiều.
Chưa có bình luận nào
Chưa có đánh giá nào.