Mít Thái Chín Cây Tự Nhiên
Chọn Loại
Mít TháiTrọng Lượng
1kg5kgVựa Cao Nghệ hiện tạm ngưng hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Vựa sẽ sớm trở lại, kính mong quý khách hàng thông cảm.
Mít Thái có màu vàng tươi, được nhiều người tiêu dùng Việt ưa chuộng bởi múi mít giòn, ít xơ, không ướt, vị ngọt đậm và thơm.
Cao Nghệ Fruit chỉ phân phối mít Thái được trồng theo mô hình sạch, canh tác thuần tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản. Mít chín cây già tự nhiên, không sử dụng các phương pháp chín ép, đảm bảo độ ngọt và thơm nguyên bản.
Tác dụng tuyệt vời của mít Thái
Thành phần dinh dưỡng
Quả mít là loại trái cây lành mạnh cung cấp một lượng calo vừa phải, nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Trong 165g mít cung cấp khoảng 155 calo, khoảng 92% lượng calo đến từ carbs, phần còn lại đến từ protein và một lượng nhỏ chất béo. Hơn nữa, trái mít chứa một số các vitamin, khoáng chất và chất xơ mà cơ thể bạn cần.
Cụ thể, trong 165g mít cung cấp các thành phần dinh dưỡng sau:
Chất | Giá trị dinh dưỡng |
Calo | 155 |
Carbs | 40g |
Chất xơ | 3g |
Protein | 3g |
Vitamin A | 10% liều lượng khuyến cáo (RDI) |
Vitamin C | 18% RDI |
Riboflavin | 11% RDI |
Magie | 15% RDI |
Kali | 14% RDI |
Đồng | 15% RDI |
Mangan | 16% RDI |
*RDI: Lượng tiêu thụ khuyến nghị hàng ngày
Công dụng của mít Thái đối với sức khỏe
Sau đây là 8 lợi ích sức khỏe bạn không ngờ đến từ trái mít:
1. Tăng cường hệ miễn dịch
Mít là loại trái cây có nguồn vitamin C tuyệt vời. Vitamin C là loại chất giúp cơ thể chống hiện tượng nhiễm virus và nhiễm khuẩn. Vitamin C giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch bằng cách hỗ trợ chức năng của các tế bào máu trắng. Một chén nước ép từ mít có thể cung cấp cho cơ thể một số lượng lớn chất oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể.
2. Chống lại bệnh ung thư
Ngoài vitamin C, mít còn rất giàu các chất dinh dưỡng thực vật như ignans, isoflavones và saponins. Đây là những loại chất có đặc tính chống ung thư và chống lão hóa. Những loại chất dinh dưỡng thực vật có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư ra khỏi cơ thể và làm chậm quá trình thoái hóa của tế bào, nguyên nhân dẫn ra các căn bệnh liên quan đến thoái hóa.
3. Giúp hệ tiêu hóa hoạt động đúng chức năng
Mít cũng chứa các chất có thuộc tính chống loét và rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, mít cũng chứa rất nhiều chất xơ, vì vậy chúng giúp ngăn ngừa táo bón và đi tiêu dễ dàng hơn. Loại chất xơ này cũng có tác dụng loại bỏ các màng nhầy bám ở ruột, từ đó giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột già (đại tràng).
4. Duy trì sức khỏe cho đôi mắt và làn da
Mít có chứa nhiều vitamin A, một loại chất dinh dưỡng có tác dụng rất lớn trong việc duy trì sức khỏe của đôi mắt và làn da. Mít có tác dụng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến mắt như thoái hóa điểm vàng và bệnh quáng gà.
5. Bổ sung năng lượng
Mít được coi như là một trái cây năng lượng do sự hiện diện của các loại đường như fructose và sucrose, những loại đường này giúp bạn bổ sung năng lượng gần như ngay lập tức. Mặc dù, mít là loại trái cây giàu năng lượng nhưng nó lại không chứa chất béo bão hòa, cholesterol. Vì vậy, nó là loại trái cây tuyệt vời để thưởng thức.
6. Phương thuốc để trị chứng cao huyết áp
Kali chứa trong mít được chứng minh là có tác dụng hạ huyết áp. Vì vậy, ăn mít thường xuyên là cách để làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
7. Giúp xương chắc khỏe
Mít rất giàu magiê, một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc hấp thụ canxi và kết hợp với canxi để giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa các rối loạn liên quan đến xương như loãng xương.
8. Ngăn ngừa thiếu máu
Mít cũng chứa nhiều chất sắt, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và kiểm soát việc giúp lưu thông máu trong cơ thể. Đối với những người ăn kiêng thì mít là loại trái cây tuyệt vời để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt mà không sợ bị béo phì.
Cách ăn mít đúng cách
– Chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm 1-2 tiếng, lưu ý không ăn khi bụng đói bởi ăn lúc đói sẽ khiến cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu…
– Nên ăn với lượng vừa phải, với những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80g (khoảng 3-4 múi mít/ngày).
– Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
– Khi ăn cần nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối.
– Nếu người nóng trong, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít thì cần bổ sung đủ nước (2-2,5l/ngày) và rau xanh (200-300g/ngày).
– Người bị tiểu đường và gan nhiễm mỡ cần tuyệt đối kiêng mít.
5 món ăn ngon chế biến từ mít
1. Sữa chua mít
Nguyên liệu:
- Sữa chua: 5 hộp
- Mít: 200 gr
- Bột năng: 100 gr
- Phẩm màu thực phẩm (chọn màu tùy thích): 2- 3 giọt (bạn có thể sử dụng phẩm màu thực phẩm hoặc không)
- Đường: 60g
- Bột thạch: 1 thìa ăn cơm
- Hạt é: 1 thìa ăn cơm
- Bột cacao: 1 thìa ăn cơm
- Si rô dâu
Cách làm:
Bước 1: Bột năng trộn chung với 20 gr đường trong 1 cái bát to, nhỏ vào bát mấy giọt phẩm màu thực phẩm rồi từ từ đổ nước nóng vào.
Dùng thìa trộn cho nước nguội bớt rồi dùng tay nhào bột thành một khối dẻo mịn và không dính tay là được. Sau đó ngắt từng chút bột rồi vê thành những viên tròn nhỏ.
Bước 2: Hạt é rửa qua nước cho sạch bụi rồi đổ nước nóng vào ngâm nở.
Bước 3: Hòa tan bột thạch, bột cacao và 40 gr với khoảng hơn 700 ml nước trong một nồi. Đặt nồi lên bếp vừa đun vừa quấy cho đến khi nước sôi, hớt bỏ bọt rồi tắt bếp.
Bước 4: Mít bỏ hạt rồi xé nhỏ.
Bước 5: Đặt một nồi nước lên bếp, cho trân châu vào luộc cho đến khi trân châu nổi lên mặt nước, tức là trân châu đã chín. Vớt trân châu ra rồi ngâm ngay vào bát nước lạnh để trân châu khỏi bị dính vào nhau.
Bước 6: Thạch sau khi đã nguội và đông cứng thì dùng dao cắt thành những miếng nhỏ.
Bước 7: Xếp thạch, mít, hạt trân châu vào bát rồi xúc hạt é đổ lên trên. Đổ tiếp sữa chua vào bát, thêm si rô dâu, đá bào.
Giờ chỉ cần trộn đều tất cả là có ngay bát sữa chua mít rất ngon và mát lạnh rồi.
2. Sinh tố mít
Nguyên liệu:
- Sữa tươi không đường: 100ml
- Mít bỏ hạt: 100g
- Sữa đặc: 20ml
- Khay nhôm sạch
- 1 gói rau câu dẻo
- Đường
Cách làm:
Bước 1: Thái múi mít đã bỏ hạt thành những miếng nhỏ.
Bước 2: Hòa gói bột rau câu vào nồi lớn cùng với 500ml nước lạnh rồi khuấy cho đều, sau đó bắc lên bếp nấu sôi thì cho thêm đường, đến khi bột chín thì đổ ra khay nhôm sạch đã chuẩn bị từ trước.
Bước 3: Chờ khoảng 20 phút cho rau câu đông lại thì cắt thành các miếng vuông nhỏ khoảng 2-3cm.
Bước 4: Cho mít đã thái nhỏ cùng với một chút sữa đặc và đường vào máy xay sinh tố và xay.
Bước 5: Xay cho đến khi thấy hỗn hợp sánh và mịn là được. Nếu dùng ngay thì cho thêm đá bào vào để xay cùng, còn nếu bạn muốn để sinh tố mít trong tủ lạnh để thưởng thức dần thì không cần cho đá bào khi xay nhé!
Bước 6: Rót sinh tố mít ra cốc và cho những miếng thạch đã cắt nhỏ vào và khuấy đều rồi thưởng thức.
Sinh tố mít thơm lừng thực sự rất tuyệt vời khiến ai nếm thử cũng đều thích mê và bổ dưỡng nữa đấy. Ngoài ra, bạn có thể biến tấu cách làm sinh tố mít với xoài hoặc sinh tố mít sữa chua cũng là một lựa chọn hay ho và độc đáo nhé!
3. Kem mít
Nguyên liệu:
- 400g mít chín đã tách hạt
- 200ml sữa tươ
- 3 quả trứng gà
- 200ml kem tươi (whipping cream)
- 50ml sữa đặc có đường
- 80g đường cát trắng
- 1 thìa muối
Cách làm:
Bước 1: Mít chín đã tách hạt, thái hạt lựu, để riêng ra một ít dùng để trang trí món kem mít. Sử dụng phần mít còn lại cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn mịn với 100ml sữa tươi và 50ml sữa đặc có đường, có thể xay 2 lần miễn sao đảm bảo độ mịn của hỗn hợp là được.
Bước 2: Tách lấy lòng trắng trứng gà, cho thêm đường, 100ml sữa tươi còn lại, kem tươi và 1 thìa muối vào âu rồi đánh quyện chúng với nhau. Sau đó, trút hỗn hợp vào nồi, cho lên bếp khuấy với lửa vừa. Khi hỗn hợp vừa sôi, đường tan thì tắt bếp, để nguội.
Bước 3: Khi hỗn hợp đã nguội, trút hỗn hợp mít – sữa tươi – sữa đặc vào trộn đều. Cho hỗn hợp này vào hộp nhựa, để vào ngăn đá tủ lạnh 1 tiếng, sau đó lấy ra dùng muỗng trộn lại rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Cứ 1-2 tiếng lại lấy kem ra trộn 1 lần cho đến khi kem đông.
Món kem mít thành phẩm có màu vàng ánh đẹp mắt, vị ngọt thanh béo nhẹ vừa ăn, kem xốp mịn, không bị đá dăm, rất hấp dẫn.
4. Thạch cà phê sữa mít
Nguyên liệu:
- Phần thạch cà phê: 1 thìa cà phê pha phin hoặc 7g cà phê bột, 5g bột rau câu, 300ml nước lạnh, 40g đường cát trắng
- Phần thạch sữa: 5g bột rau câu, 300ml nước lạnh hoặc có thể thay bằng 200ml sữa tươi và 100ml nước lạnh, 2 thìa canh sữa đặc, 30g đường cát trắng
- 1 thìa canh hạt é
- Khuôn nhựa hay cốc thủy tinh để đựng thạch
- Phần nước cốt dừa: 300ml nước cốt dừa đóng hộp, 2 thìa nhỏ đường, 1 thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ bột năng hay bột ngô
- Mít.
Cách làm:
Bước 1: Cà phê đổ vào phin, thêm vào 30ml nước sôi nóng, pha thật đậm đặc.
Bước 2: Phần thạch cà phê: cho bột rau câu, nước lạnh, đường cát trắng, thêm nước cà phê đã pha ở bước 1 vào nồi, bắc lên bếp vừa đun vừa khuấy để bột rau câu và đường tan hoàn toàn.
Bước 3: Phần thạch cà phê sữa: cho bột rau câu, sữa đặc, đường, nước lạnh vào nồi nhỏ, vừa đun vừa khuấy để bột rau câu tan hoàn toàn.
Bước 4: Dùng muôi múc một ít phần thạch cà phê cho vào cốc hay vào khuôn, tiếp theo múc thêm một ít phần thạch sữa vào bên trên lớp thạch cà phê, đổ đầy khuôn. Để nguội cho vào tủ lạnh đến khi phần thạch đông cứng hẳn.
Bước 5: Mít tách bỏ hạt, dùng tay sạch xé thành từng miếng mỏng.
Bước 6: Phần nước cốt dừa: khui lon nước cốt dừa cho vào nồi, thêm muối, đường, bột năng, đặt lên bếp đun lửa nhỏ đến khi hỗn hợp nước cốt dừa đặc lại thì tắt bếp, múc nước cốt dừa ra bát riêng.
Bước 7: Hạt é đãi qua nhiều lần nước cho sạch, ngâm nở, đổ lên rổ cho ráo nước.
Bước 8: Phần thạch sau khi đông cứng hẳn, lấy ra tách khỏi khuôn, cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 9: Khi dùng thêm đá bào vào cốc, bên trên múc thêm phần thạch cà phê sữa, hạt é và một ít mít lên bề mặt, chan nước cốt dừa và rưới thêm một ít sữa đặc, trộn đều lên dùng lạnh.
5. Chè mít sương sa hạt lựu
Nguyên liệu:
- Phần hạt lựu màu hồng: 7-8 củ mã thầy (hay còn gọi là củ năng), 3 thìa canh bột năng
- Phần thạch lá nếp: 2 thìa nhỏ bột rau câu, 1 bó lá nếp (hay còn gọi là lá dứa), 1/4 bát con đường cát trắng và 400ml nước lọc
- Phần nước đường: đường thốt nốt, 1 bó lá nếp
- Phần nước cốt dừa: 300ml nước cốt dừa đóng hộp, 2 thìa nhỏ đường, 1 thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ bột năng hay bột ngô
- 9-10 múi mít đã bỏ hạt
- 2 thìa nhỏ hạt é
- Si rô dâu, phẩm màu hồng.
Cách làm:
Bước 1: Củ mã thầy gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu lớn, để ráo. Cho củ mã thầy vào âu sạch, trộn vào một ít phẩm màu hồng để màu bám đều ở phía bên ngoài củ mã thầy. Rắc bột năng phủ kín củ mã thầy.
Bước 2: Dùng đồ rây, rây bỏ bớt lớp bột vụn rơi bên ngoài.
Bước 3: Đun nồi nước sôi, thả những hạt lựu màu hồng vào luộc, đun khoảng 2 phút thấy nổi lên trên bề mặt nước thì đổ ra rổ, xả lại nước lạnh để không bị dính chùm, để ráo.
Bước 4: Lá nếp rửa sạch, cắt khúc ngắn, xay nhuyễn lá nếp với một ít nước lọc, lọc bỏ xác, giữ lấy phần nước cốt màu xanh. Thêm rau câu, đường và 400ml nước lạnh vào phần nước cốt lá nếp, hòa cho tan, dùng muôi khuấy đều để bột rau câu tan, để bột nghỉ khoảng 15 phút. Đặt nồi lên bếp đun lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy liên tục để rau câu và đường tan hoàn toàn. Đổ rau câu vào bát sạch, để nguội cho vào tủ lạnh đến khi đông hoàn toàn.
Bước 5: Phần đường thốt nốt: bó lá nếp rửa sạch, cuộn lại. Cho đường thốt nốt, thêm nước lọc đun sôi để đường tan, nêm hơi ngọt, rồi cho bó lá nếp vào đun cùng đun lửa nhỏ khoảng 5 phút thì tắt bếp. Liều lượng đường tùy theo khẩu vị của bạn.
Bước 6: Phần nước cốt dừa: khui lon nước cốt dừa cho vào nồi, thêm muối, đường, bột năng, đặt lên bếp đun lửa nhỏ đến khi hỗn hợp nước cốt dừa đặc lại thì tắt bếp, múc nước cốt dừa ra bát riêng.
Bước 7: Hạt é đãi qua nhiều lần nước cho sạch, ngâm nở, để lên rổ cho ráo nước.
Bước 8: Mít tách bỏ hạt, dùng tay sạch xé thành từng miếng mỏng.
Bước 9: Phần thạch lá nếp sau khi đông bạn thái hạt lựu lớn. Khi dùng múc một ít thạch lá nếp, hạt lựu màu hồng, thêm mít, rưới thêm một ít nước cốt dừa, hạt é ngâm nở, nước đường ở bước 5 vào cốc chè và cuối cùng là rưới thêm một ít si rô dâu và đá bào, trộn đều lên dùng lạnh.
Chưa có bình luận nào
Chưa có đánh giá nào.