Mận Hậu Mộc Châu Sơn La
Trọng Lượng
1kg10kgVựa Cao Nghệ hiện tạm ngưng hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Vựa sẽ sớm trở lại, kính mong quý khách hàng thông cảm.
Mận hậu là một thức quả nổi tiếng của miền núi rừng Tây Bắc. Nó được trồng nhiều ở một số tỉnh thành như Hà Giang, Mộc Châu, Sapa và nổi tiếng nhất là Sơn La.
Người dùng có thể sử dụng mận hậu theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ như: Ăn với muối tôm, lắc muối đường, ngâm đường, ngâm rượu, ngâm siro, làm mứt…
Không chỉ là loại trái cây ngon miệng, mận hậu cũng có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng của quả mận hậu
Mận hậu chứa rất nhiều kali, vitamin A, sắt, vitamin B2, các vitamin nhóm B và magiê. Loại trái này còn rất nhiều chất sơ làm cải thiện khả năng tiêu hóa. Một quả mận chín chuẩn có 26% vitamin C, 13% vitamin K và 11% vitamin A. Có những loại mận khác nhau được trồng ở Trung Quốc, ngoài ra là giống lai.
Mận hậu cũng được trồng phổ biến ở Nhật Bản và Triều Tiên. Ở Việt Nam, các tỉnh ôn đới phía bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La có nhiều chủng ngon, như mận hậu, mận Tam Hoa, mận Lạng Sơn, mận Vân Nam. Tại Miền Nam Việt Nam, khu trồng mận có tiếng là trại Hầm với những chủng mận Đà Lạt, mận đỏ, mận đỏ bạch lạp, mận vàng, mận Vân Nam.
Những giống mận được cải giống rất lớn ở Nhật Bản và sau đó được đưa tới Hoa Kỳ trong nửa sau của thế kỷ 19, tại đây mận đã được lai giống và trồng đại trà hơn, trái thì to hơn. Các giống mận Mỹ đã được xuất khẩu đi nhiều nước, kể cả chính Nhật Bản, vùng sản sinh ra nó.
Tác dụng của quả mận
Mận hậu chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên, ăn quá nhiều mận có thể gây hại cho cơ thể. Mận hậu là loại trái cây vừa ngọt, vừa chua, nhiều nước, được ưa thích vào mùa hè. Quả mận hậu giàu chất xơ, không có chất béo hoặc cholesterol xấu. Một quả mận hậu chỉ chứa 30 calo, 6,5 g đường, 0,5 g protein và 1 g chất xơ.
- Tốt cho xương khớp
- Cải thiện trí nhớ
- Kiểm soát lượng đường trong máu
- Hỗ trợ tiêu hóa
- bảo vệ tim mạch
- Cải thiện thị lực
Tác hại khi ăn quá nhiều mận hậu
Hại thận: Mận có chứa nhiều chất oxalate, do đó gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng kết tủa trong thận, nguyên nhân chính gây sỏi thận và sỏi bàng quang.
Hàm lượng axit cao: Điều này có thể ảnh hưởng đến dạ dày và men răng, đặc biệt ở trẻ em. Người bị bệnh dạ dày ăn nhiều mận sẽ trầm trọng thêm bệnh.
Gây nóng: Mận có tính nóng nên ăn nhiều mận có thể gây ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt… Đặc biệt, phụ nữ mang thai không nên ăn mận vì dễ bị nóng, phát ban, không tốt cho sức khỏe của mình và thai nhi.
Làm giảm tác dụng của một số loại thuốc: Mặc dù nhiều chất dinh dưỡng, mận có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc khi ăn nhiều.
Cách chế biến mận hậu dầm đầu mùa
Nguyên liệu
- 400g mận hậu
- 50g đường
- 2 thìa cà phê bột canh hoặc muối tinh
- 1 thìa cà phê ớt bột. Bạn có thể điều chỉnh gia vị phù hợp theo khẩu vị
Cách làm
- Mận rửa sạch, để ráo nước rồi bổ đôi theo chiều ngang quả. Sau đó, dùng hai tay giữ hai nửa quả, xoay theo chiều ngược nhau để tách đôi hai nửa quả mận.
- Cho mận vào bát lớn, sau đó cho đường vào, đảo đều. Để như vậy khoảng 5-7 phút hoặc cho đến khi đường tan bớt thì thêm bột canh vào, trộn đều.
- Cuối cùng cho bột ớt vào, đảo tiếp nhé. Để mận ngấm gia vị một lát rồi cho ra đĩa thưởng thức. Ở món mận dầm bạn có thể cảm nhận được các vị chua, cay, mằn mặn, ngọt vô cùng hấp dẫn. Đây thực sự là món ăn vặt lý tưởng cho chị em khi mùa mận đang về.
Cách bảo quản mận
Người tiêu dùng lưu ý, sau khi mua mận về, nên bảo quản trong tủ lạnh ở mức nhiệt 4 độ C, vì như thế sẽ giữ cho mận tươi, ngon. Không để mận ở chỗ nóng, ẩm thấp sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng quả mận. Trước khi ăn phải rửa sạch mận bằng nước muối. Khi mua mận về, cần lọc thêm một lần nữa để loại bỏ những quả sâu, thối, hỏng.
Chưa có bình luận nào
Chưa có đánh giá nào.