Củ Sâm Đất Lào Cai
Chọn Loại
1kg10kg15kgVựa Cao Nghệ hiện tạm ngưng hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Vựa sẽ sớm trở lại, kính mong quý khách hàng thông cảm.
Củ sâm đất (hay còn gọi là khoai sâm, hoàng sin cô, địa tàng thiên, thượng đẳng sâm, sâm yacon…) có hình dáng bên ngoài khá giống khoai lang. Tuy nhiên khi bổ ra, chúng có ruột trắng trong hoặc có màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ hệt như nhân sâm khiến nhiều chị em thích thú đặt mua về ăn dần.
Khoai sâm có nguồn gốc từ Tân Cương và trồng tại vùng Y Tý, Lào Cai. Từ lâu đời, dân gian ta đã biết sử dụng lá sâm đất để nấu canh, để luộc thành rau ăn vì đây là món ăn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Còn trong Đông y, củ sâm đất được coi là một vị thuốc quý, rất đáng được sử dụng để phòng chữa bệnh và nâng cao sức khỏe.
Củ sâm đất có tác dụng gì ?
Thành phần dinh dưỡng
Củ sâm đất là loại củ có chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng đối với cơ thể. Nếu sử dụng thường xuyên và đúng cách sẽ giúp phòng ngừa rất nhiều chứng bệnh khác nhau gây hại cho cơ thể. Trong củ sâm đất có chứa các loại chất dinh dưỡng như:
- Cacbohydrat
- Chất đạm
- Chất béo
- Natri
- Canxi
- Vitamin A
- Vitamin C
- Sắt
- Protein
- Pectin
Tác dụng của củ sâm đất
Theo TS. BS Trương Thị Ngọc Lan (Phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM), củ sâm đất chứa nhiều chất fructooligosaccharide, gọi tắt là FOS. Dưỡng chất này có lợi cho sức khỏe với 3 công dụng chính.
Thứ nhất, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư đại tràng. Dưỡng chất này điều chỉnh được hệ thống vi khuẩn ở trong đường ruột, từ đó tăng cường hệ miễn dịch.
“Hệ thống đường ruột của con người có rất nhiều vi khuẩn. Những vi khuẩn này cung cấp một số chất miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa.
Sau khi chúng ta sử dụng các loại kháng sinh, ngoài việc diệt được vi khuẩn bệnh lý thì cũng diệt luôn các vi khuẩn đường ruột có lợi.
Vì vậy đa phần chúng ta sẽ bị rối loạn tiêu hóa sau khi sử dụng kháng sinh”, TS. BS Trương Thị Ngọc Lan cho biết.
Thứ hai, củ sâm đất có tác dụng hạ đường huyết khá rõ rệt trên thực nghiệm cũng như trên lâm sàng, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.
Thứ ba, liên quan đến bệnh lý béo phì, loại củ này làm cho cơ thể mau no, đẩy nhanh quá trình bài tiết ra ngoài vì nó tăng nhu động ruột. Tác dụng phụ của nó gây rối loạn tiêu hóa, bệnh nhân dễ bị tiêu chảy…
Bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên, nên sử dụng củ này càng sớm thì khả năng hấp thụ dinh dưỡng càng tốt, không nên nghe theo quảng cáo trên mạng rằng củ có thể được 3- 4 tháng, càng lâu càng ngọt.
Cách chế biến củ sâm đất
Ăn luôn ngay sau khi gọt vỏ
Sau khi gọt vỏ, nên tráng sâm đất qua nước lọc đun sôi để sâm đất hết nhựa, có màu vàng đẹp. Sâm đất ăn gần giống quả lê nhưng ngọt thanh, giòn và thơm hơn. Hỗ trợ giảm cân và giải rượu rất tốt.
Sinh tố
- 1/2 củ Sâm đất Y Tý
- 1 quả chuối + (có thể cho thêm 01 quả sung)
- 1 ít nước cốt chanh, 1 ít mật ong hoặc 1 ít sữa
Làm mứt
Mứt sâm đất được làm tương tự như mứt quả lê, ăn với bánh mì rất thơm và ngon. Sâm đất gọt vỏ, chia làm 2 phần: 1 phần xay nhuyễn, 1 phần thái hạt lựu. Trộn 2 phần đó với nhau, rắc đường, ngâm trong tủ lạnh qua đêm.
Sáng dậy, đem sâm đất ra đun sôi, đến khi gần cạn cho thêm một chút mật ong cho thơm rồi tắt bếp. Thành phẩm thu được để nguội, bảo quản trong lọ thuỷ tinh ở ngăn mát tủ lạnh.
Ngâm rượu
Sâm đất sau khi đã sơ chế gọt vỏ có thể đem ngâm rượu luôn cả củ hoặc gọt miếng tuỳ thời gian sử dụng. Củ sâm đất ngâm rượu có tác dụng gì ? Rượu sâm đất là một bài thuốc hữu hiệu cho nhiều căn bệnh như ho, kinh nguyệt không đều, sốt, huyết áp cao, tiểu đường
Nấu canh xương, xào thịt, làm nộm
Sâm đất nấu như thức ăn rất lạ miệng, ngọt và thơm. Có thể dùng làm nộm chay rất tốt cho người bị tiểu đường.
Làm Đẹp
Hai ngày một lần gọt rửa sạch 2 củ sâm đất cho vào xay lấy nước uống, bã thì dùng để đắp mặt nạ. Ngoài ra, khoai sâm đất giúp giảm mỡ gan, điều hoà lượng mỡ trong cơ thể, thanh mát nên bổ từ trong ra ngoài.
Chưa có bình luận nào
Chưa có đánh giá nào.